✅ CV kiến trúc sư, mẫu CV xin việc kiến trúc sư thiết kế nội thất là bài viết mình chia sẻ cho các bạn sinh viên kiến trúc, nội thất, quy hoạch, cảnh quan về cách xây dựng CV xin việc trong ngành
✅ Xin chào, mình là Hoàng Tùng Dương, mình đã từng xin việc và được làm tại công ty kiến trúc nước ngoài, và có một số kinh nghiệm về cv xin việc, xin chia sẻ với các bạn.
✅ Nếu bạn có nhu cầu thuê làm CV, Portfolio thì liên hệ với mình nhé.
✅ Nội dung bài viết:
---------------------
Xem thêm: Cách dàn trang đẹp
---------------------
✅ Đây là bài viết rất dài và mình cập nhật liên tục, các bạn lưu lại và xem dần nhé!
✅ Một số khái niệm dạnh cho các bạn chưa biết gì
CV là gì?
✅ CV hay resume là tờ khai gồm các thông tin về bản thân (hơi giống sơ yếu lý lịch), nhưng mục đích chính là giới thiệu bản thân, kinh nghiệm,
Hãy nhớ kim chỉ nam để làm CV là "Bán Thân"
- CV Nhằm mục đích chào hàng, bán thân, nhằm mục đích cho người tuyển nhân viên thấy mình phù hợp và là lựa chọn tốt nhất cho vị trí cần tuyển.
CV không nên lan man, càng ngắn gọn, dễ đọc, súc tích càng tốt
✅ Các bạn nhớ đừng cho các thông tin không cần thiết vào (tên bố mẹ, tiểu sử...), hãy đứng ở vị trí nhà tuyển dụng ( họ cần gì? thời gian? ).
- Chỉ show ra những gì cần có để ứng tuyển vào vị trí đó thôi. Show ra những gì mà bạn cho là cần thiết.
✅ CV thường đi kèm với hình ảnh các dự án đã làm, sản phẩm đã làm để chứng minh kinh nghiệm ... nhằm mục đích thuyết phục hơn để xin việc, trong ngành chúng ta gọi là portfolio các bạn nhé!
Portfolio kiến trúc, nội thất là gì?
- Trong ngành của chúng ta, thường đi kèm là một bản kiểu như sách, tạp chí. Bao gồm các dự án đã thực hiện, trình bày thống nhất 1 phong cách. gọi là Portfolio
- Portfolio cũng có thể gọi là hồ sơ năng lực.
- Hãy tưởng tượng, bạn cầm một quyển sách này đi, bạn có chắc chắn được nhận việc không?
- Ngành của chúng ta rất khác, đi phỏng vấn không áp lực lắm, vì bạn được gọi đi phỏng vấn thì gần 90 % là nhận được việc rồi, sau thử việc 1-3 tháng, biểu hiện tốt, sếp sẽ cân nhắc bạn làm nhận viên chính thức.
- Portfolio nên thể hiện được khả năng thiết kế, gu thâm mỹ, kỹ thuật diễn họa tốt nhất để có thể deal được mức lương cao nhất.
- Xem một số mẫu hồ sơ năng lực kiến trúc, nội thất ở dưới đây:
----------------------------
Cv xin việc ngành thiết kế nội thất
Cv thiết kế nội thất
Mẫu đơn xin việc ngành thiết kế nội thất
Mẫu cv thiết kế nội thất
Link 7
Link 8
Link 9
----------------------------
Mẫu cv xin việc kiến trúc sư
Xem thêm các portfolio khác tại các link dưới.
Cv xin việc kiến trúc sư
Download mẫu cv kiến trúc sư
Mẫu cv kiến trúc sư
Cv xin việc ngành kiến trúc
Mẫu đơn xin việc ngành kiến trúc
Đơn xin việc kiến trúc sư
Link 7
Cv kiến trúc sư tiếng anh
Link 8
Cv kiến trúc sư
Link 9
Link 9
--------------------------
Làm sao để có cv, portfolio đẹp, thu hút nhà tuyển dụng?
- Khi dàn trang mình thường sử dụng một số tiêu chí sau để có một portfolio đẹp, đây nó gọi là kỹ năng dàn trang mà mình đã nói rất kỹ trong khóa học photoshop của mình.
- Mình xin được nhắc lại!
SỬ DỤNG 1-2 FONT CHỮ (TRÁNH SỰ KHÔNG LIÊN KẾT VỀ FONT CHỮ )
SỬ DỤNG FONT CHUYÊN NGHIỆP ( NÊN CHỌN FONT HIỆN ĐẠI, KHÔNG CHÂN)
MÀU CHỮ LIÊN KẾT VỚI BÀU, TRÊN NỀN DỄ ĐỌC.
KHÔNG SỬ DỤNG QUÁ 3 TÔNG MÀU, DỄ NHÌN, DỄ HIỂU.
BỐ CỤC CÓ CHÍNH CÓ PHỤ.
BỐ CỤC CÓ ĐẶC RỖNG.
BỐ CỤC CÓ TỈ LỆ ĐẸP.
BỐ CỤC NGAY NGẮN, CĂN CHỈNH CÁC VẬT THỂ THẲNG HÀNG - ĐỀU NHAU.
CHỌN MÀU CHỦ ĐẠO HỢP LÝ, NÊN LÀ MỘT MÀU TRẦM HOẶC DỊU MẮT
HƯỚNG TỚI YẾU TỐ CHUYÊN NGHIỆP, SẠCH SẼ, GỌN GÀNG, HIỆN ĐẠI.
--------------------------
Portfolio ngành kiến trúc ngon trên thế giới
Dưới đây là bài viết mình nghiên cứu về các tiêu chí để xin được làm việc tại các công ty kiến trúc hàng đầu trên thế giới, thông qua kinh nghiệm của những người thành công, đã xin vào được làm việc tại các công ty nổi tiếng này.
CV xin vào Zaha Hadid Architects
CV của sinh viên trường Melbourne
CV xin vào BIG và OMA
Mẫu CV, portfolio kiến trúc của Oliver Thomas từ BIG
CV của kiến trúc sư trường Harvard
Mẹo viết CV xin học bổng cho học sinh cấp ba
Kinh nghiệm viết CV vào công ty triệu đô
Biểu cảm khi xem lại chiếc CV đầu tiên:
Kinh nghiệm làm việc ở các văn phòng kiến trúc nổi tiếng thế giới
Dưới đây là bài viết mình nghiên cứu về các tiêu chí để xin được làm việc tại các công ty kiến trúc hàng đầu trên thế giới, thông qua kinh nghiệm của những người thành công, đã xin vào được làm việc tại các công ty nổi tiếng này.
Làm việc tại Zaha Hadid:
Làm việc tại OMA:
Trong cuộc phỏng vấn này với Viviano, chúng ta sẽ thảo luận về hành trình của anh ấy thông qua OMA.
Anh ấy nói về hoạt động bên trong của công ty và cho chúng ta cái nhìn sơ lược về những gì nó muốn làm việc cùng và dưới sự điều hành của Rem Koolhaas. Cuộc hành trình của anh ấy thật tuyệt vời và đầy cảm hứng, và hy vọng bạn sẽ nhận được nhiều điều từ nó. Viviano có công ty riêng của mình tên là Mass Operations: https://www.instagram.com/massoperations
Làm việc kinh nghiệm thu được trước khi tốt nghiệp
Làm thế nào Viviano đã kết thúc tại OMA
Điều gì là nó muốn làm việc tại OMA
Bao nhiêu công nghệ không sử dụng Rem
Cấp bậc ở OMA
Chuyển từ Senior Architect để kinh doanh Quản lý
Điều gì là nó muốn làm việc với Rem Koolhaas
Thoái OMA để bắt đầu Thánh lễ Operations
Theo đuổi một bậc thầy 10 năm sau khi tốt nghiệp
Lời khuyên dành cho Học sinh BONUS VIDEO
Làm việc tại Norma foster:
Trong cuộc phỏng vấn này với Ar. Narinder Sagoo, anh ấy kể cho chúng tôi nghe về hành trình của anh ấy sau khi tốt nghiệp và cách anh ấy đến làm việc tại Foster + Partners. Anh ấy nói về cảm giác thích làm việc tại công ty và với Norman Foster, đồng thời cũng thảo luận về tầm quan trọng của việc phác thảo tại công ty
Giới thiệu
Narinder đi học đại học gì?
Làm thế nào Narinder đã kết thúc tại Foster + Partners
Hành trình tại Foster + Partners
Bao nhiêu tầm quan trọng được đưa ra để phác thảo & vẽ tại Foster + Partners?
Kinh nghiệm của một kiến trúc sư cơ sở hoặc thực tập tại công ty là gì?
Norman Foster là như thế nào để làm việc với ai?
Dự án yêu thích của Narinder của công ty
Lời khuyên dành cho sinh viên & sinh viên tốt nghiệp trẻ
Học kiến trúc, ngành kiến trúc có dễ xin việc
Với những người có kinh nghiệm và sự chuẩn bị, tích lũy thì dễ ợt, không thiếu việc để làm
Còn đối với những người lười biếng, làm việc hời hợt thì quá khó, ngành nghề nào cũng vậy
Mình từng có bài viết về lộ trình để xin việc tại đây!
Cơ hội việc làm ngành thiết kế nội thất
Úi giới! ngành nội thất thì quá là nhiều việc luôn, nhiều hơn cả kiến trúc, các job ngắn, xoay vòng vốn nhanh, nhiều dịch vụ cung cấp, nên thu nhập tốt hơn kiến trúc nhiều!
Vì sao lại thế?
Do xu hướng phát triển, chung cư bùng nổ, có quá nhiều người cần thiết kế nội thất, làm tủ bếp, ốp lát trần tường sàn.... và vì người VIệt Nam ngày càng giàu.
Cơ hội việc làm ngành kiến trúc, cơ hội việc làm cho sinh viên kiến trúc
Dễ dàng nhận thấy, xã hội càng phát triển thì nhu cầu kiến trúc càng lớn và đa dạng. Cơ hội việc làm của các kiến trúc sư càng rộng mở.
Kiến trúc là ngành tổng hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực từ khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật đến kinh tế, xã hội. Đây thực sự là môi trường thuận lợi để mở rộng hiểu biết, và đi sâu khám phá khả năng sáng tạo của bản thân.
Mục tiêu nghề nghiệp kiến trúc sư, thiết kế nội thất, quy hoạch, cảnh quan, sân vườn
Mục tiêu nghề nghiệp kiến trúc sư quy hoạch
Tốt nghiệp ngành kiến trúc và quy hoạch đô thị. Nắm vững tiêu chuẩn thiết kế, am hiểu các quy định/quy chuẩn về quy hoạch dự án - đô thị, có kinh nghiệm làm chủ trì thiết kế quy hoạch các khu đô thị, resort,...Sử dụng thành thạo Autocad, Photoshop, 3D Max và có khả năng diễn hoạ tốt. Tôi muốn được vận dụng những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc đã có để thực hiện hiệu quả công việc của một kiến trúc sư quy hoạch tại công ty ABC. Thử thách trong công việc ở môi trường làm việc chuyên nghiệp là cơ hội tốt để tôi hoàn thiện năng lực bản thân, trưởng thành và phát triển trong nghề nghiệp, trở thành một kiến trúc sư giỏi và nhận được sự công nhận trong ngành.
Mục tiêu nghề nghiệp kiến trúc sư thiết kế nội thất
Kiến thức chuyên môn về kiến trúc công trình. Có 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc công trình, nội thất nhà ở, biệt thự, chung cư, khách sạn, resort... và kinh nghiệm trong việc triển khai bản vẽ thiết kế kiến trúc. Sử dụng thành thạo phần mềm Revit, Acad, 3Dmax. Tôi tìm kiếm công việc vị trí kiến trúc sư thiết kế với môi trường làm việc ổn định và chuyên nghiệp để có thể tận dụng và phát huy tốt những khả năng của mình. Luôn học hỏi những kiến thức mới về kiến trúc là cơ hội giúp tôi tiếp cận được với tư tưởng kiến trúc hiện đại, tạo ra được những công trình thiết kế mang tính thẩm mỹ cao và thân thiện với môi trường là mục tiêu hướng đến của tôi trong nghề nghiệp.
Mục tiêu nghề nghiệp kiến trúc sư cảnh quan
Là 01 kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư hạng 2. Tôi có hơn 07 năm kinh nghiệm trong công việc thiết kế kiến trúc cảnh quan, vườn hoa cây xanh khu đô thị, khách sạn, resort 4-5 sao. Sử dụng thành thạo các phần mềm phục vụ cho công tác thiết kế như: Autocad, Sketchup, 3D Max, Adobe Photoshop. Có sự am hiểu về cây hoa, cây xanh cũng như kỹ thuật trồng và chăm sóc để có thể thiết kế các tiểu cảnh cây xanh thẩm mỹ và phù hợp. Đọc hiểu thông thiệu bản vẽ và tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh. Tôi tìm kiếm cơ hội làm việc với vai trò kiến trúc sư cảnh quan trong môi trường làm việc tạo ra nhiều sự thử thách cho bản thân. Có thêm nhiều sự thử thách sẽ là cơ hội để tôi ngày càng khẳng định mình và được sự công nhận trong nghề nghiệp.
Mục tiêu nghề nghiệp kiến trúc sư dành cho sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm
Là sinh viên tốt nghiệp ngành kiến trúc nội thất, em cũng đã tham gia khoá học đào tạo sử dụng phần mềm Revit cho công việc thiết kế. Có tư duy sáng tạo, thẩm mỹ, kiên trì và nhẫn nại cũng như đọc hiểu được tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh là những điểm mạnh nổi bật của em. Em tìm kiếm công việc kiến trúc sư nội thất phù hợp để có thể sử dụng và phát huy được những kiến thức chuyên môn cũng như những điểm mạnh của bản thân. Cơ hội làm việc thực tế sẽ là nền tảng để em tích luỹ kinh nghiệm và đạt được mục tiêu trở thành một kiến trúc sư giỏi, có những vị trí công việc cao hơn trong tương lai.
Một số nền tảng cv, Portfolio thường dùng
Issuu phổ biến nhất
THỦ THUẬT DEAL LƯƠNG
Tip #0: Đi làm việc là bán sức lao động. Thuận mua vừa bán. Nên hãy nhớ đừng bán lỗ, hoặc bán giá cao quá không ai mua.
****Disclaimer: *Bài viết này từ kinh nghiệm người đi tuyển dụng và vị trí senior, chứ không phải người thường xuyên nhảy việc. Bài viết mang tính chủ quan, hãy đọc, cân nhắc và tiếp thu có chọn lọc. Người viết không nhận trách nhiệm nếu bạn đi phỏng vấn thất bại
Tip #1: Rất nhiều người lao động chưa hiểu rõ về quyền lợi của bảo hiểm xã hội. Và ở VN, cũng rất nhiều công ty có các hành vi lách luật để không đóng, hoặc đóng ít hơn bằng cách chỉ đóng trên mức lương cơ bản, không đóng cho các phần "hỗ trợ" hoặc các bonus quý, năm. **Công ty tốt sẽ cho bạn mức lương cơ bản = tổng số lương của bạn. Công ty xấu sẽ cơ cấu lương bạn thành: lương cơ bản vùng + hỗ trợ (ăn uống, đi lại,...).
** Nếu gặp trúng công ty tốt, bạn sẽ đóng thuế thu nhập cá nhân và bảo hiểm xã hội trên toàn bộ số lương của bạn. Tuy trước mắt bạn sẽ mất tiền vào túi, nhưng về đường dài, bạn sẽ tích lũy nhiều tiền hơn trong mã số bảo hiểm xã hội của bạn. Vì thực tế quỹ bảo hiểm người lao động đóng 10,5% trên mức lương, nhưng doanh nghiệp lên tới 21.5%. Tổng số tiền bạn có thể nhận được sau này sẽ lớn hơn phần của bạn đóng.
Tip #2: Lương bổng thương lượng sau, có gì từ từ chia sẻ về năng lực, kinh nghiệm xong thì hãy đề cập vào vấn đề lương bổng. Thường thì các nhà tuyển dụng sẽ đưa phần đó vào sau cùng. Nhưng cũng không loại trừ một vài người quá nôn nóng.
**Tip #3: **Hãy suy nghĩ và tính toán về mức lương theo Gross, thay vì NET. Khi bạn đề xuất mức lương Gross thì sẽ đỡ cực hơn cho nhà tuyển dụng. Hãy làm họ đỡ tốn sức nhất có thể. Ngoài ra, khi suy nghĩ về mức lương gross thì tức là bạn đã cũng tính toán về các vấn đề thu nhập của bản thân như thuế thu nhập, bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, nhớ xem kĩ các benefits của cty. Đó cũng chính là một phần của lương.
**Tip #4: **Nếu bạn đã lên những vị trí senior và apply vào những cty lớn thì hãy bắt đầu quan tâm và tính toán ra mức lương theo năm mà bạn mong muốn (lương tháng + các khoản thưởng). Các doanh nghiệp nước ngoài hoặc doanh nghiệp lớn thường sẽ quan tâm theo mức lương theo năm của bạn. Nghĩ lương tháng = cơm áo gạo tiền. Nghĩ lương năm = chuẩn bị cho tương lai xa hơn.
**Tip #5: **Tìm hiểu kĩ mức lương trung bình của vị trí này và so sánh JD so với mặt bằng chung trên thị trường để đưa ra mức lương phù hợp với năng lực của bản thân. Chọn lọc nội dung cẩn thận, kẻo trúng mấy nguồn tào lao hét giá, tiêm nhiễm mơ tưởng viển vông
**Tip #6: **Không nên mức lương quá thấp để dễ đậu phỏng vấn hoặc vì muốn vào làm việc tại cty yêu thích và suy nghĩ rằng sau này cố gắng thì sẽ được tăng lương -> Việc này sẽ làm khó nhà tuyển dụng sau này khi bạn có yêu cầu tăng lương 1 khoản lớn (>14%). Tăng lương thường đồng nghĩa tăng thêm việc. Hằng năm, các công ty thường chỉ "điều chỉnh lương" để phù hợp với sự tăng trưởng kinh tế, GDP chung của đất nước. Đây là một thực tế khá phổ biến thường xảy ra với nhiều bạn trẻ khi có cơ hội vào một cty lớn.
**Tip #7: **Chốt một mức lương cụ thể, đừng có khoảng này đến khoảng nọ. Đừng hỏi ngược lại nhà tuyển dụng trả được bao nhiêu. Nhà tuyển dụng sẽ tin tưởng một người lao động có khả năng đánh giá được năng lực bản thân và công việc tương ứng.
**Tip #8: **Khi bạn nhảy việc vì năng lực của bạn đã vượt qua và không có khả năng phát triển tại vị trí cũ, thì hãy nhớ phải tăng mức lương bạn mong muốn. Trung bình 15-25% khi nhảy việc, hoặc có thể cao hoặc thấp hơn tùy năng lực mỗi người, độ cần người của nhà tuyển dụng, vị trí và công việc mang tính chất đặc thù khó kiếm người.
Tip #9: Không nên tiết lộ lương cũ hoặc lương của cty hiện tại. Bạn có thể vin vào lý do là điều khoản hợp đồng lao động để bảo vệ việc bạn không được phép tiết lộ thông tin. Việc nói lương cũ của bạn có thể ảnh hưởng đến uy tín của bạn vì thường các cty sẽ có điều khoản bảo mật về lương thưởng. Nhà tuyển dụng có thể nghĩ rằng nếu bạn tiết lộ cty cũ, thì một ngày nào đó cty của họ cũng sẽ bị bạn tiết lộ.
Tip #10 Không liên quan chuyện lương lắm. Nhưng hãy nhớ in 3 bản CV ra đem theo khi phỏng vấn và gửi cho người phỏng vấn (đừng thắc mắc là đã gửi CV qua mail mà tại sao vẫn cần in ra). Nhớ không bullshit về achievement, weakness. Toy ghét nhất là mấy bạn nói điểm yếu của bạn là "quá cẩn thận, cầu toàn". Đó là điểm mạnh chứ điểm yếu cm gì =))
>> Tổng kết lại: Làm việc có trách nhiệm để xứng đáng với số tiền cty trả cho mình. Đã đi làm thì trước phải cống hiến cho công ty, sau đó thì nâng cấp bản thân, xây dựng thương hiệu cá nhân. Khi vẫn còn yêu quý cty và muốn gắn bó thì sau một thời gian làm việc 1-1.5 năm có thể đề xuất tăng lương. Nhưng tăng lương đồng nghĩa nhiều việc hơn. Hãy thẳng thắn chia sẻ với sếp của bạn về: định hướng tương lai, lương bổng cần thiết cho cuộc sống cũng như những đóng góp ý kiến cho sự phát triển của cty. Good luck, have fun!
bài viết bổ ích thank you ad