top of page
Ảnh của tác giảHoàng Tùng Dương

Cách làm diagram Kiến trúc,Diagram nghĩa là gì, Phân tích kiến trúc

Đã cập nhật: 23 thg 4, 2021

✅ Sau đây mình xin chia sẻ với các bạn về Tư duy, công việc xoay quanh việc phân tích kiến trúc!

✅ Xin chào các bạn, mình là kiến trúc sư Hoàng Tùng Dương

✅ Ở nước ngoài thì đây là một ngách riêng trong ngành kiến trúc, tức là có công ty chuyên làm cái này.

✅ Nước ta, bạn cùng lớp với mình ngày xưa cũng thấy làm nghề này rồi, bạn ấy chuyên đi thuyết trình dự án kiến trúc.

-----------------------------------

Nội dung bài viết:

-----------------------------------------


PHÂN TÍCH KIẾN TRÚC LÀ GÌ?


Diagram nghĩa là gì?

- Diagram nghĩa là giản đồ - Đơn giản hóa bằng biểu đồ.


- Để giải thích một vấn đề chúng ta thường dùng lời nói, chữ viết để mô tả, Nhưng trong kiến trúc, thế mạnh của chúng ta là vẽ, chứ không phải chém gió. Vì vậy phải vẽ giải thích bằng giản đồ, Diagram chính là nó!


- Và dĩ nhiên Diagram không chỉ dành cho ngành kiến trúc mà còn dành cho các ngành khác nữa!


Ví dụ: để giải thích vấn đề thông gió trong nhà, thì hình khối công trình của chúng ta đáp ứng được ( Gió vào có gió ra) Chúng ta dùng hình vẽ sau (Hình có vệt gió xanh da trời): chứ không chém gió, render mồm.


Diagram nghĩa là gì?
Diagram nghĩa là gì?

Ngoài ra chúng ta còn vẽ ra để phân tích một số thứ như biểu kiến mặt trời, view nhìn... sẽ có 5 loại phân tích cơ bản ở dưới.


(Đọc thêm)

"Chúng ta có thể hiểu là một SƠ ĐỒ. Trong nhiều lĩnh vực, diagram được sử dụng như một phương pháp SƠ ĐỒ HÓA thông tin.


Qua đó, thông tin được truyền đạt đến người xem một cách khoa học, dễ hiểu, tạo ấn tượng cũng như thiện cảm giúp người xem có hứng thú và dễ bị thuyết phục.


Chính vì sự hiệu quả đó, diagram đã được ứng dụng rộng rãi trong việc trình bày ý tưởng của một đồ án Kiến trúc.


Thông qua Diagram, các bạn sinh viên, kiến trúc sư đã kể một câu chuyện bằng sơ đồ, hình ảnh trong đồ án của mình thay vì những câu chữ rườm rà như: "Ý tưởng của tôi xuất phát từ ...", "Giải pháp thiết kế của đồ án là...".


Do vậy, Diagram sẽ là một phương pháp không thể thiếu trong việc diễn giải một cách tóm lượt, vắn tắt một ý tưởng hay một nội dung trong đồ án Kiến trúc."


Diagram Designer:

Là ứng dụng giúp ta đơn giản suy nghĩ bằng biểu đồ, Giống như Inmind map.

Inmindmap sơ đồ tư duy

Mình hay dùng inmindmap hơn vì nó dùng Online.

Inmindmap sơ đồ tư duy
Inmindmap sơ đồ tư duy

Xem Inmind map tại đây


Vậy chốt lại:


Phân tích kiến trúc là gì?


Phân tích kiến trúc là phân tích tất cả các yếu tố tạo thành đồ án kiến trúc, giúp người xem dễ hiểu đồ án của bạn, hiểu tư duy logic của bạn.


Tại sao phải phân tích kiến trúc?


Như đã nói, mục đích của phân tích kiến trúc là giúp người xem dễ hiểu đồ án của bạn, Một đồ án mà không ai hiểu ý nghĩa của nó, không có lập luận logic tạo nên nó, chỉ đẹp long lanh thôi chưa chắc đã thuyết phục khách hàng bỏ tiền để xây dựng, do đó chúng ta cần diễn giải phân tích ra để người xem dễ hiểu, tiết kiệm thời gian để hiểu đồ án.


Khi nào cần phân tích kiến trúc?


Khi đi duyệt đồ án, lên ý tưởng với thầy cô, gặp khách hàng, chủ đầu tư, khi thuyết minh, thuyết trình đồ án, làm phim kiến trúc ...


Các loại phân tích kiến trúc:


Có rất nhiều loại, mix, pha trộn lung tung cả lên, nhưng có 5 loại cơ bản đó là:


  1. Phân tích Mặt cắt

  2. Phân tích ý tưởng (đường biểu kiến mặt trời, quy tích mặt trời, quỹ tích chiếu sáng, quy tích bóng đổ)

  3. Phân tích chương trình

  4. Phân tích khối địa hình

  5. Bóc tách


Cách làm diagram Kiến trúc:


1- ĐƯỜNG BIỂU KIẾN MẶT TRỜI TRONG ĐỒ ÁN KIẾN TRÚC:


- Phân tích vi khí hậu trong thiết kế kiến trúc là một yếu tố rất quan trọng. Nhờ việc phân tích vi khí hậu, ta sẽ đưa ra được các giải pháp thiết kế phù hợp với bối cảnh xây dựng.

- Một trong những yếu tố vi khí hậu ( gió, đất, nước, con người, cây xanh ... ) thì quan trọng chính là mặt trời. Kiến trúc không là gì nếu không có ánh sáng! Thiết kế cần có sự nghiên cứu và vận dụng mặt trời để lấy sáng tự nhiên, sưởi ấm hay thậm chí là làm mát. Cách tiếp cận này không chỉ tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí cho các thiết bị điện. Hơn nữa, sử dụng năng lượng tự nhiên sẽ tốt hơn cho sức khoẻ và hạnh phúc của chúng ta.


- Làm sao để trình bày quá trình nghiên cứu và phân tích của mình thật dễ hiểu, đơn giản và đem lại giá trị cho việc thiết kế?


- Nhiều bạn thể hiện việc phân tích vi khí hậu của mình rất ngây ngô và thiếu tính xác thực, chỉ chung chung một đường biểu kiến vu vơ vắt ngang qua khu đất xây dựng.


- Điều đó làm giảm giá trị thiết kế của các bạn rất nhiều bởi mọi người sẽ không thấy được kết quả của sự nghiên cứu dẫn tới giải pháp cụ thể.


- Nghiên cứu chi tiết nhiệt độ, góc chiếu sáng và đường biểu kiến mặt trời vào từng thời gian trong năm sẽ giúp đưa ra những ý tưởng có giá trị hơn.

- Xin chia sẻ với các bạn vài cách diễn hoạ đường biểu kiến của mặt trời để chúng ta cùng nhau tham khảo, tạo nên những đồ án đẹp hơn, thiết thực hơn!


------------------------------------------------------------------------------------

Cách làm:


Phần mềm Ecotect analytics có thể giúp các bạn làm loại phân tích biểu kiến mặt trời này dễ dàng:


- Phân tích kiến trúc, quỹ tích bóng đổ, số giờ nắng,

- Các vị trí, góc nhìn thấy công trình.

- Phần mềm tạo biểu kiến

- Bạn có thể học Ecotect analytics miễn phí tại đây


Các sản phẩm của phân đường biểu kiến:


- Giáo trình phân tích kiến trúc, quỹ tích bóng đổ, số giờ nắng,



DIAGRAMS kiến trúc phân tích ý tưởng


Để diễn tả ý tưởng cũng như thiết kế của mình, có rất nhiều cách khác nhau mà chúng ta có thể sử dụng, trong đó có Diagram. Thay vì diễn tả bằng lời nói, diagram giúp chúng ta tóm lược lại quá trình thiết kế và bóc tách cấu trúc không gian rất sinh động. Đây là một phương pháp giúp trình bày đồ án thiết kế ấn tượng và hiệu quả hơn tới mọi người!


2 - Loại phân tích bóc tách:


Dùng Sketchup, revit và photoshop:


3 - Loại phân tích khu đất lên ý tưởng:


Dùng Sketchup, revit và photoshop:


4 - Loại phân tích kiến trúc mặt cắt:


Từ mặt cắt người ta thường phân tích về gió, thông khí và ánh sáng tự nhiên là chủ yếu


THIẾT KẾ ĐƯA GIÓ VÀ ÁNH SÁNG VÀO THIẾT KẾ NHÀ


GIÓ TRONG THIẾT KẾ NHÀ


- Ở miền Bắc các hướng gió rất tốt khi xây nhà là hướng Nam, Đông Nam, có thể thêm hướng Đông, tuy nhiên hướng Đông bị ảnh hưởng của nắng chói buổi sáng. Ở miền Nam có thêm hướng gió Tây Nam từ vùng biển Vịnh Thái Lan thổi vào cũng rất tốt. - Theo phong thủy học phương Đông thì mỗi người đều có 4 hướng đẹp và 4 hướng xấu vì thế những người thuộc Tây tứ mệnh ( các hướng đẹp là Tây, tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc) và 4 hướng xấu khi xây nhà là: Nam, Bắc, Đông, Đông Nam. Tuy nhiên không vì thế mà ta không biết tận dụng hướng có khí hậu tốt mà “ông trời” ban tặng cho chúng ta. Các nhà thiết kế nên khéo léo thiết kế giếng trời, mở cửa sổ để thu được nguồn gió tự nhiên rất mát này.




- Thiết kế không gian giếng trời với một mục đích là lấy gió mát từ thiên nhiên để điều hòa lại không khí cho ngôi nhà. Bên cạnh tác dụng to lớn đó thiết kế giếng trời đẹp và hợp thì thì vị trí này sẽ là điểm nhấn rất đẹp mắt trong thiết kế nội thất. Đây là một trong những thiết kế quan trọng của một ngôi nhà đẹp. Kiến trúc sư cần nắm được những nguyên tắc cơ bản về sự thông thoáng gió từ giếng trời bên cạnh đó là vẻ thẩm mỹ của một ngôi nhà đẹp.

Các nguyên nhân cản trở sự lưu thông không khí:


- Dùng quá nhiều kết cấu dạng đặc kín gây cản gió. Xây mảng trang trí, lan can bằng gạch đặc kín, cửa sổ quá bé hoặc cửa sổ quá bé bị che chắn hay ít mở. Khi thiết kế bố trí công năng nhà các kiến trúc sư cũng không ít người mắc “sai lầm” khi sử dụng các vách ngăn kín, giống như các lô cốt trong nhà cũng là nguyên nhân lớn cản trở sự lưu thông không khí. Hơn nữa khi xây các vách ngăn nó cũng làm cho người sử dụng căn nhà có cảm giác chật chội vì bị ngăn cách, làm giảm tầm nhìn. Ngày nay, các vật liệu kính, kính cường lực cũng được sử dụng nhiều trong kiến trúc hiện đại, tạo được nhiều ánh sáng, tuy nhiên nên khéo kết hợp để phòng vẫn được thông thoáng và tránh được nắng chiếu trực tiếp vào các tấm kính lớn.

Trong phòng bố trí quá nhiều vật dụng: các vật dụng đặc kín, thiết bị máy móc tỏa nhiệt (ti vi, máy tính, máy nghe nhạc …. , đôi khi cả những bộ sofa, đệm mút, hay là những chiếc rèm dày và tối màu nữa …


ÁNH SÁNG TRONG THIẾT KẾ NHÀ


Trong thiết kế một không gian nội thất thí ánh sáng được chia làm hai loại đó là ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo


+ Nguồn sáng tụ nhiên : đây là nguồn sáng được phát ra từ những thực thể trong tự nhiên như mặt trời, mặt trăng …trong thiết kế chúng ta không thể điều chỉnh được ánh sáng tự nhiên nhưng chúng ta có thể thay đổi điều tiết ánh sáng tự nhiên bằng cách chon thời điểm, chọn không gian hay chọn những dụng cụ hỗ trợ để điều chỉnh cường độ tính chất của ánh sáng dến những nơi ( những vật ) mà chúng ta cần chiếu sáng.


+ Nguồn sáng nhân tạo : đây là nguồn sáng do con người tạo ra thông qua các công cụ thô sơ như nguồn sáng từ lửa đốt đuốc , nến .. cho đến những loại đèn hiên đại phong phú ngày nay.


Với loại nguồn sáng nhân tạo này chúng ta có thể chủ động được trong việc bố trí đèn theo từng khu vực và vị trí mà ta mong muốn. Trong nguồn sáng nhân tạo chúng ta có thể chia ra làm hai loại đó là ánh sáng gián tiếp và ánh sáng trực tiếp:

- Ánh sáng trực tiếp : là nguồn ánh sáng đi thẳng từ nguồn sáng ( đèn ) đến môi trường, hoặc vật, chủ thể cần chiếu sáng. Ánh sáng trực tiếp là loại ánh sáng có cường độ mạnh vì vậy mà bóng đổ nó tao ra sẽ là một đường sắc nét.

- Ánh sáng gián tiếp : đây là loại ánh sáng được khuếch tán qua một môi trường khác như rèm …Một loại khác nữa của ánh sáng gián tiếp là ánh sáng phản chiếu, đây là loại ánh sáng được chiếu vào một bề mặt rồi phản chiếu đến chủ thể, sự phản chiếu bề mặt này có thể xẩy ra nhiều lần trên các bề mặt khác nhau. Nguồn ánh sáng gián tiếp đều, dịu và thường không rõ bóng đổ


Qua thời gian nghiên cứu chúng ta có thể phân ra làm hai loại hình thức chiếu sáng, đo là chiếu sáng trực tiếp và chiếu sáng gián tiếp.

- Nguồn sáng trực tiếp thường được tạo ra, xuất phát từ các loại đèn trần, đèn tường. kiểu chiếu sáng này được sử dụng rộng rãi và tương đối phổ biến đạt được hiệu quả về công năng. Tuy vậy bên cạnh đó ánh sáng trực tiếp cũng có nhược điển là đều, nhàm chán và làm cho con người ta thiếu cảm xúc

- Chiếu sáng gián tiếp thường được thiết kế nhằm bổ xung cho ánh sáng trực tiếp, làm cho ánh sáng trong không gian thêm sinh động hơn. Ánh sáng gián tiếp có thể vẫn được tạo ra từ các loại đèn được che nguồn phát sáng (che đèn ) hay từ các ô, các khe trần , tường hắt ra và phản xạ, cách làm này thường được sử dụng làm đèn trang trí âm trần hoặc âm tường ánh sáng hắt gián tiếp từ trong ra mà nguồn sáng được che đi.


Trong không gian thiết kế nội thât cần phân biệt các không gian chiếu sáng và tính chất của từng kiểu chiếu sáng :


- Chiếu sáng chung đây là loại hình chiếu sáng đều khắp không gian nhằm đảm bảo cho các sinh hoạt và giao thông. Chiếu sáng chung có thể dùng ánh sáng trực tiếp hoặc ánh sáng gián tiếp song cần bố trí đều đử về khoảng cách cũng ko bố trí dẫn đến quá chói. Nguồn ánh sáng chung tốt nhất ta lên sử dụng nguồn ánh sáng mầu trắng.


- Chiếu sáng tập chung hay còn gọi là chiếu sáng cục bộ để phục vụ cho các không gian làm việc hay sinh hoạt. Chiếu sáng tập chung rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc, sức khỏe và tâm lý của người sử dụng. Chiếu sáng tập chung cần chú ý tính toán kĩ cường độ ánh sáng, mầu sắc và đặc thù của từng loại ánh sáng để chon từng loại đèn cho phù hợp.

Chiếu sáng tập chung nhất thiết phải sử dụng nguồn sáng trực tiếp

Tuy nhiên, mọi phân loại đều chỉ mang tính tương đối. Nếu biết kết hợp thì một hệ thống đèn có thể đảm nhận nhiều mục đích. Ví dụ như chiếu sáng chung dùng ánh sáng gián tiếp qua các hệ thống khe, mảng hắt ở trần, tường. Nếu kết hợp tốt với thiết kế các thành phần nội thất khác thì cũng mang yếu tố trang trí, thẩm mỹ. Căn cứ vào mục đích và tính chất chiếu sáng cũng như cụ thể không gian cần chiếu sáng, người thiết kế có thể linh hoạt đưa ra nhiều giải pháp theo nguyên lý và các thủ pháp chiếu sáng như chiếu sáng diện, điểm, tuyến...


5 - Loại khối box địa hình:


Thư viện làm Diagram kiến trúc:


Icon đẹp: Tại đây!

Icon: Tại đây!

Vector: Tại đây!

Freepick, TYPO : Tại đây!


Phân tích kiến trúc hệ thống Kiến trúc logic Sơ đồ kiến trúc hệ thống Kiến trúc hệ thống là gì

Kiến trúc phần mềm client-server Kiến trúc vật lý và kiến trúc logic Mô hình kiến trúc hệ thống Kiến trúc hệ thống phần mềm

8.498 lượt xem0 bình luận

Comments


bottom of page