top of page
Ảnh của tác giảHoàng Tùng Dương

Làm sao để sáng tạo, Làm việc sáng tạo

Đã cập nhật: 24 thg 12, 2021

Làm sao để sáng tạo là bài viết mình dành cho các kiến trúc sư, người làm việc sáng tạo, các bạn có lẽ phải nghiên cứu bài này đầu tiên khi vào trường.

✅ Xin chào các bạn , chào mừng các bạn quay trở lại Blog của mình, Lại là mình, Dương đây! Bài viết này bao gồm:

  1. Sống thật lâu

  2. Học hỏi kinh nghiệm

  3. Luôn tò mò (đặt câu hỏi) tư duy phản biện

  4. Hoạt động hết công suất

  5. Ở với người giỏi hơn bạn

  6. Ghi chép

  7. Không gian sáng tạo

  8. Xem thật nhiều

  9. Sử dụng công nghệ

  10. Hãy xem lại bài viết này khi bạn bí ý tưởng

----------------------------------

Sáng tạo là gì?

  • Sáng là cái mới ( chưa gặp ở đâu)có ích hơn so với cái cũ (tăng năng suất, dễ làm hơn, kiếm nhiều tiền hơn, dễ sống hơn...)

  • Tạo là tạo ra

Vậy sáng tạo là tạo ra cái mới (chưa gặp ở đâu) và có ích hơn so với cái cũ (tăng năng suất, dễ làm hơn...)

Sáng tạo là cấp độ cao nhất của nhận thức

Theo thang đo nhận thức của Bloom (1956), đưa ra vào năm 1956.

Làm sao để sáng tạo, Làm việc sáng tạo
Làm sao để sáng tạo, Làm việc sáng tạo
  1. Nhớ/Biết

  2. Hiểu

  3. Vận dụng

  4. Phân tích

  5. Đánh giá

  6. Sáng tạo

Nhớ/Biết (Remembering)

Nhớ là khả năng ghi nhớ và nhận diện thông tin. Nhớ là cần thiết cho tất các mức độ tư duy. Nhớ ở đây được hiểu là nhớ lại những kiến thức đã học một cách máy móc và nhắc lại.

Hiểu (Understanding)

Hiểu là khả năng hiểu, diễn dịch, diễn giải, giải thích hoặc suy diễn (dự đoán được kết quả hoặc hậu quả).

Vận dụng (Applying)

Vận dụng là khả năng sử dụng thông tin và chuyển đổi kiến thức từ dạng này sang dạng khác (sử dụng những kiến thức đã học trong hoàn cảnh mới).

Phân tích (Analyzing)

Là khả năng nhận biết chi tiết, phát hiện và phân biệt các bộ phận cấu thành của thông tin hay tình huống.

Đánh giá (Evaluating)

Đánh giá là khả năng phán xét giá trị hoặc sử dụng thông tin theo các tiêu chí thích hợp.

Sáng tạo (Creating)

Đạt được cấp độ nhận thức cao nhất này người học có khả năng tạo ra cái mới, xác lập thông tin, sự vật mới trên cơ sở những thông tin, sự vật đã có.

Như vậy để sáng tạo bạn phải đi qua từng cấp độ thấp hơn trước đó!

Sáng tạo ra tranh vẽ từ các vật liệu thiên nhiên để tạo ra chất riêng:


Làm sao để biết mình có tính sáng tạo không?

  • Nếu bạn làm ra một sản phẩm, giải pháp chưa gặp ở đâu và có ích hơn những sản phẩm, giải pháp phổ biến thì bạn có tính sáng tạo.

  • Nhưng nhiều khi thứ bạn sáng tạo nó không phổ biến vì một lý do nào đấy (thường do chi phí) nên nó không phổ biến (lưu ý nhé) cân nhắc được mất trước (SWOT) khi ứng dụng.


Nhìn nhận một vấn đề:

  • SWOT Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) là công thức đề nhìn nhận, phân tích một vấn đề.

Vì sao phải sáng tạo?

  • Sáng tạo để giành chiến thắng

  • Sáng tạo để cuộc sống dễ dàng hơn, Bill Gate nói Những người lười thông minh hơn đó!

  • Sáng tạo để giàu hơn, tăng năng suất, chất lượng thì giàu

  • Sáng tạo để chứng tỏ bản thân, danh tiếng

  • Sáng tạo để thỏa mãn, giống như cảm giác chinh phục

  • .....


Cách để sáng tạo hơn


Tìm kiếm kinh nghiệm của người đi trước

  • Trước khi bắt tay vào làm, hãy học từ những người đi trước để biết các mẹo


Ở với người thông minh

  • Lấy chồng, vợ thông minh hơn mình

  • Đi làm ở nơi có người giỏi

  • Subcrible kênh youtube của người giỏi

  • Đọc sách của người giỏi

  • Đi học người giỏi


Hãy luôn là con người tò mò

  • Chúng ta luôn bị bí ý tưởng vì chúng ta không biết chúng ta đang muốn gì, cần gì?

  • Hãy tự đặt câu hỏi để nảy ra ý tưởng giải quyết vấn đề!

  • Luôn luôn đặt câu hỏi, thì bạn sẽ có cách câu trả lời, đó chính là tư duy phản biện!

  • Bạn có thấy trẻ con sáng tạo không? Vì trẻ con hỏi rất nhiều đó? nếu bạn có đứa con hỏi nhiều, hãy trả lời bé thật nhiều và hỏi lại nó để dần dần nó tự suy nghĩ sáng tạo nhé!

  • 5W1H 5W – Why (Tại sao), What (Cái gì), When (Khi nào), Where (Ở đâu), Who (Ai) và 1H – How (Như thế nào) là công thức đặt câu hỏi đối với mỗi sự vật hiện tượng.

  • Dưới đây là một kênh youtube hay, các tư duy phản biện này giúp bạn sáng tạo hơn, xem hết kênh youtube này nhé!



Hoạt động não hết công suất để rèn luyện khả năng sáng tạo!


  • Thay vì nghĩ 3 phương án, hãy nghĩ 25 phương án

  • Chuyên gia sáng tạo khuyên rằng

  • 5 phương án đầu chính là thứ mọi người hay nghĩ

  • Từ phương án thứ 15 - 25 chính là các phương án duy nhất mà chỉ bạn nghĩ ra

  • Thật khó phải không nào


Ghi chép:


  • Tạo thói quen ghi chép lại khi nảy ra ý tưởng

  • Ý tưởng thoáng ra trong đầu sẽ mất ngay nếu không ghi chép lại

  • Chắc hẳn các bạn biết chương trình hỏi xoáy đáp xoay và gặp nhau cuối năm chứ? Kịch bản do chính Đinh Tiến Dũng ( Cù Trọng Xoay) viết.

  • Khi được hỏi tại sao lại sáng tạo kịch bản hay vậy, Đinh Tiến Dũng tra lời là khi có ý tưởng sẽ viết lại để vào trong những cái hộp. Khi cần viết kịch bản sẽ lấy ra xem lại!


Xem thật nhiều:

Sub mấy kênh này để bớt ngu mỗi ngày bạn nhé :)))

Sống thật lâu:

  • Kẻ cắp gặp bà già. kinh nghiệm nhiều, trải nghiệm nhiều, am hiểu, người ta sẽ biết thế nào là nhanh nhất, tốt nhất


Sử dụng công nghệ:

  • Bạn sẽ bất ngờ khi có những ứng dụng, phần mềm giúp bạn sáng tạo đó. muốn biết tự tìm nhé!

Không gian làm việc sáng tạo, môi trường làm việc sáng tạo

  • Tùy từng người, ngành nghề thích hợp với từng không gian bạn nhé, đừng quá ép buộc


Hãy xem lại bài viết này khi bạn bị bí ý tưởng:

  • Soát lại các cách tìm ý tưởng nhé! Bạn đã làm hết chưa?

441 lượt xem0 bình luận

Comments

Couldn’t Load Comments
It looks like there was a technical problem. Try reconnecting or refreshing the page.
bottom of page