✅ Xin chào các bạn, lại là mình kiến trúc sư Hoàng Tùng Dương đây! Ở bài viết Blog lần này mình xin viết về vấn đề chuyển công việc sau khi học kiến trúc ra trường!
Nghề chọn người nhưng người không bao giờ chọn làm việc.
✅Thôi thì đã phải làm việc thì chọn nghề mình thích, mình giỏi, và xã hội cần mà làm thôi.
✅Hôm nay mình xin chia sẻ với các bạn một bài viết khá cảm xúc về con đường nghề kiến trúc sư này.
✅Chủ để hôm nay đó là:
Những kiến trúc sư bỏ nghề để làm việc khác
Một số hướng khác
Diễn họa kiến trúc
Quy hoạch
Dạy học 3d
Vẽ tranh tường
Thiết kế nội thất
Thi công nội thất
Thiết kế đồ họa
Chuyển sang nghề thiết kế giao diện
Làm phim hoạt hình, phim 3d
Dựng modeling
Nhiếp ảnh gia
Người mẫu
Nhạc sĩ
Ca sĩ
Bán bất động sản
Thiết kế sản phẩm
Đầu bếp
Gamer
Thiết kế thời trang
Nhà phân tích dữ liệu
Nhận thiết kế kiến trúc cho trò chơi:
Bạn này là Noah, một nhà thiết kế kiến trúc và nhà phát triển trò chơi độc lập mới. Kênh này dành riêng cho Devlog thiết kế trò chơi và Pixel Art. Bạn này áp dụng kinh nghiệm thiết kế kiến trúc của mình vào thiết kế trò chơi, để tạo ra một trò chơi nghệ thuật pixel thế giới mở. Hãy đăng ký nếu bạn muốn theo dõi hành trình này!
Vui lòng để lại bất kỳ phản hồi nào hoặc đề xuất ý tưởng mới cho video!
Xem thêm:
Nghề đang hot, thiết kế giao diện cho web, app...
1. Lý do vì sao nghề chọn người chứ người không chọn được nghề
Có nhiều nguyên nhân bạn rơi vào tình huống không thể lựa chọn công việc mình yêu thích.
- Bạn yêu thích chuyên về thiết kế kiến trúc mà chỗ bạn ở toàn miễn phí thiết kế!
- Nền kinh tế đang rơi vào khủng hoảng, nghề mà bạn yêu thích có ít nhu cầu tuyển dụng. Chỉ những người giỏi nhất mới được tuyển.
Vì vậy hãy là người giỏi nhất, luôn thuộc top 20 % bạn nhé.
- Gia đình bạn chuyển đến nơi khác vì vợ/chồng bạn chuyển công tác và bạn cần nhanh chóng tìm việc làm mới.
- Đôi khi nguyên nhân có thể xuất phát từ chính sự ưu tiên lựa chọn của bạn.
- Công việc mơ ước không có khả năng cho bạn một cuộc sống ổn định, thu nhập cao, cơ hội thăng tiến tốt, vì thế bạn chấp nhận đánh đổi.
- Chẳng hạn như, bạn muốn trở thành họa sỹ, nhưng thực tế gia đình không đủ điều kiện để chu cấp cho bạn cho đến khi bán được tranh hay đến lúc bạn trở nên nổi tiếng.
- Có những người chỉ được biết đến khi tuổi đã xế chiều. Có mấy ai dám chấp nhận nghèo khó, túng quẫn cả đời chỉ vì theo đuổi một ước mơ xa vời?
2. Làm gì nếu nỡ chọn sai nghề?
Giống như ly hôn thôi, kiếm người mới, có thể hợp hoặc không hợp, có thể tìm được hoặc không tìm được.
Hãy xác định chắc chắn là lý do là do không hợp, không có triển vọng, không gặp may, đói quá, hay xuất phát từ phía mình lười lao động bạn nhé! Chứ nghề nào cũng vậy à, gặp khó tí là bỏ thì muôn đời bỏ thôi.
3. Thay đổi nghề nghiệp có phải là cơ hội?
Nó là cơ hội khi bạn có đầy đủ kiến thức, kỹ năng để đi đầu trong lĩnh vực đó
Và luôn là thách thức cho những người lười lao động.
Comments