top of page

Phần mềm mô phỏng tiến độ thi công

Đã cập nhật: 1 thg 4, 2021

✅ Xin chào các bạn lại là mình Dương đây

✅Đây là bài viết nằm trong series kình nghiệm thi công và quản lý thi công, sẽ gồm rất nhiều bài, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức thu thập trong nhiều năm, và rất dài, từ đơn giản đến phức tạp

✅ Các bạn đánh dấu sao, lưu lại để xem dần nhé

✅ Ở clip này mình xin giới thiệu với các bạn về vấn để phần mềm mô phỏng tiến độ thi công

Lưu ý là phần mềm này nó phát huy tác dụng với các công tình cỡ lớn, khối lượng nhiều, sử dụng trong các tập đoàn thôi. Vì mất thời gian, không đem lại hiệu quả kinh tế

Nội dung:


✅ Các bạn làm ngôi nhà nhỏ có thể tham khảo bài: Hồ điện nước trần sơn sắt mộc, đá tranh màn cử kính cây xanh nhé! nhưng có biết thì cũng sẽ giúp bạn thuyết phục chủ đầu tư hơn, làm việc chuyên nghiệp hơn bạn nhé!


Tại sao nên biết phần mềm mô phỏng tiến độ thi công?

  • Việc mô phỏng tiến độ thi công giúp chúng ta rất nhiều trong việc

  • Học cách làm việc chuyên nghiệp, tăng năng suất lao động

  • Bố trí mặt bằng công trường thi công hợp lý, tránh bị chồng chéo, lộn xộn công trường, va vấp, va chạm khi thi công

  • Có lộ trình làm việc rõ ràng, dự tính được thời gian. Tiết kiệm thời gian, phân công công việc

  • Những người đã từng ngồi vẽ bản vẽ thi công, chắc đã từng nghe câu này, " phải vẽ sao cho người nông dân cũng hiểu" thì phần mềm mô phỏng này cũng giúp cho người thợ thi công(không hiểu bản thiết kế) dễ hình dung ra công việc, tránh đi nhầm hướng, phải đập bỏ xây lại.



---------------


Làm phim mô phỏng tiến độ thi công?


- Cái này nó khá là liên quan đến trường phái làm phim diễn họa trong kiến trúc

- Nó có nhiều cấp độ làm phim


Các cấp độ làm phim mô phỏng tiến độ thi công:


- Từ dễ -> khó

- Đơn giản, nghiệp dư đến chuyên nghiệp

- Nếu bạn có nhu cầu làm phim mô phỏng tiến độ thi công này, có thể liên hệ mình nhé: https://xuongvevav.wixsite.com/trangchu

---------------

Các phần mềm mô phỏng tiến độ thi công chuyên nghiệp dùng cho các công ty làm công trình nhỏ!



- Đây là cấp độ đơn giản thích hợp cho các công trình nhỏ:

- Dựng 3D bằng sketchup và làm phim bằng:















---------------

Các phần mềm mô phỏng tiến độ thi công chuyên nghiệp dùng cho các công ty lớn!


- Đây là cấp độ chuyên nghiệp thích hợp với các dự án lớn:

Hiện có nhiều công cụ có thể làm mô phỏng thi công ví dụ như:

1. Phần mềm mô phỏng tiến độ thi công, Tự học Synchro

  • Thế hệ phần đi sau, hiện đại và đầy đủ hơn so với Navisworks (đấy là ý kiến chủ quan).


2. Phần mềm mô phỏng tiến độ thi công 4D - NAVISWORK – Autodesk

Khóa học navis work miễn phí tại đây!


3. Phần mềm mô phỏng tiến độ thi công cost


4. Phần mềm mô phỏng tiến độ thi công V5D

5. Navigator

6. ITwo


7. Vico Control



So sánh về độ dễ của các phần mềm mô phỏng tiến độ thi công :

  • Navisworks: 2.5

  • Synchro Professional: 3.5

  • Navigator: 2.5

  • ITwo: 3

  • Vico Control: 2

Mức độ thực hiện 4D (tiến độ, phân tích dự án, kiểm soát xung đột,…)

  • Navisworks: 3.5

  • Synchro Professional: 4.5

  • Navigator: 2.5

  • ITwo: 2.5

  • Vico Control: 3

Mô phỏng theo thời gian (Animation Timeline)

  • Navisworks: 2.5

  • Synchro Professional: 3.5

  • Navigator: 2.5

  • ITwo: 2.5

  • Vico Control: 2.5

Chất lượng mô phỏng

  • Navisworks: 4

  • Synchro Professional: 3.5

  • Navigator: 2.5

  • ITwo: 2.5

  • Vico Control: 3

Khả năng xuất và nhập dữ liệu (định dạng, kích thước, videos…)

  • Navisworks: 4

  • Synchro Professional: 4

  • Navigator: 4

  • ITwo: 4

  • Vico Control: 3.5

Khả năng tương thích với Primavera P6 (phần mềm quản lý dự án chuyên nghiệp)

  • Navisworks: 3

  • Synchro Professional: 4.5

  • Navigator: 2.5

  • ITwo: 3

  • Vico Control: 2.5

Kiểm soát xung đột

  • Navisworks: 4

  • Synchro Professional: 2

  • Navigator: 4

  • ITwo: 4

  • Vico Control: 2

Tính năng đa người dùng

  • Navisworks: 1

  • Synchro Professional: 5

  • Navigator: 1

  • ITwo: 1

  • Vico Control: 4

Quản lý khối lượng

  • Navisworks: 3

  • Synchro Professional: 3

  • Navigator: 1

  • ITwo: 5

  • Vico Control: 4

-----------------------

-----------------------


Chúng ta thường nghe thấy khái niệm Bim 3D, 4D, 5D…BIM 3D ở đây chính là quá trình các bạn xây dựng mô hình chứa các thông tin hình học, phi hình học. Công trình sẽ được xây dựng, thiết kế ảo trước khi triển khai thi công ngoài đời thực. Toàn bộ các ý tưởng thiết kế,các phương án sẽ được tính toán xét đến tiết kiệm, hiệu quả, thẩm mỹ..Do đó sẽ tiết kiệm được khá nhiều chi phí và thời gian trước khi khởi công xây dựng.


Vậy còn BIM 4D là gì? Các bạn hãy tưởng tượng, khi đã xây dựng xong mô hình 3D, nếu tích hợp thêm yếu tố thời gian nó thành 4D. Tức là gì???

Thay vì thể hiện tiến độ trên giấy, trên MS Project, excel…ta hoàn toàn có thể làm tiến độ dạng Video chuyển động. Thay vì làm biện pháp thi công bằng text, hình ảnh, ta có thể làm dưới dạng mô phỏng giúp người kỹ sư hình dung 1 cách trực quan hơn, lường trước được các rủi ro có thể xảy ra.


Trong Video dưới đây, DSCons trích xuất 1 khu vực phòng máy của dự án Mikazuki Spa & Hotel Resort do công ty triển khai từ năm 2019 cùng Sigma. Xem Video để hiểu hơn về 4D các bạn nhé.



Khi đã xây dựng xong mô hình 3D, hãy tích hợp thêm yếu tố thời gian để biến nó thành 4D. Tức là gì???🤔🤔🤔 Thay vì thể hiện tiến độ trên giấy, ta hoàn toàn có thể làm tiến độ dạng Video. Thay vì làm biện pháp thi công bằng text, hình ảnh, ta có thể làm dưới dạng mô phỏng. Đoán xem phần mềm được sử dụng ở đây là gì?



Môn phối hợp tiếp theo là 4D (Kế hoạch, phân đoạn và phương pháp - planning, phasing, methods) hay còn gọi là “3D + Thời gian”. 4D thường được sử dụng chi tiết trong giai đoạn 4 và 5 để giúp việc thi công. Tuy nhiên, nó cũng được sử dụng trong giai đoạn 2 và 3 tuy chỉ ở mức độ “hoạt hình” để dự đoạn tiến độ và “làm đẹp hồ sơ” cho chủ đầu tư.


4D thường được làm bởi 2 ông chính là ông lập tiến độ (planner) và ông phụ trách các phương án thi công (methods engineer). Dĩ nhiên các ông khác như kiến trúc sư hay kỹ sư cũng có thế tham gia nhưng phụ trách chính vẫn là hai ông trên. Hai ông này ngồi lại với nhau phân tích nên thi công thế nào, mỗi cấu kiện hết bao thời gian, theo trình tự nào...

Lợi ích của 4D là nhiều và có thể kể ra một số tiêu biểu như:

1.Việc đầu tiên là 4D đẹp và ấn tượng nên dùng để bán hàng rất tốt. Hiện tại 4D là công cụ để chứng minh các giải pháp kỹ thuật tốt nhất. Bây giờ các công ty đi đấu thầu, trong hồ sơ thường kèm theo một cái video 4D để (1)chứng minh cho chủ đầu tư biết là chúng tôi làm được và (2) làm đúng tiến độ. Có 4D chưa chắc bạn đã thắng nhưng không có thì biết chắc là có nhiều điểm trừ.


2.Với việc thi công ảo (virtual construction) và rã đám công trình (work breakdown structure) “cấu kiện bởi cấu kiện” rõ ràng giúp các bạn:

oHiểu rõ hơn dự án.

oPhát hiện các lỗi, rũi ro có thể để có phương án phù hợp

oPhát hiện các điểm bất hợp lý trong tiến độ và phương án thi công

3.Cho phép bạn nghiên cứu các phương án thi công khác nhau từ đó có các tiến độ tối ưu.



Tiến độ trong một dự án là cực kỳ quan trọng. Các bạn làm kết cấu có thể tính toán tối ưu để tiết kiệm vài kilogrammes thép nhưng chẳng là gì so với tiết kiệm được tiến độ thi công. Ngoài công trường, nhiều khi nhà thầu không đợi có thiết kế chi tiết từ tư vấn mà thi công luôn để đảm bảo tiến độ. Chấp nhận quay lại sửa chữa hoặc đập bỏ để giữ nhịp cycle. Kết cấu quản lý bởi kỹ sư nhưng mà tiến độ thì bởi giám đốc dự án.

4.Dự báo vật liệu, nhân công, cho từng nhiệm vụ thi công

5.Việc tích hợp công trình tương lai vào môi trường hiện tại giúp bạn tổ chức công trường tốt hơn (như tổ chức giao thông, giao nhận vật liệu, dự trữ…)

6.và nhiều nữa...


Để làm 4D thì các thứ cần có là:


1.Mô hình 3D


BIM Level 2 là thiết kế dựa trên các mô hình 3D (3D model-based design). Nhưng không phải là các mô hình cô độc (lonely model) mà phải là các mô hình có chủ ý (design intend model) tức là mô hình phải thể hiện được “chủ ý để làm gì” của kiến trúc sư hay kỹ sư.


Ví dụ nho nhỏ cho dễ hiểu là công trình bạn có bức tường cao 10m, nếu mô hình chỉ dùng để triển khai bản vẽ (về mặt xuất bản vẽ thì 2 cái tường dưới đây thể hiện như nhau) thì bạn chỉ cần vẽ base level = 0, top level = 10m là ổn. Nhưng mô hình tường 10m thì phụ trách thi công không dùng được, đơn giản là họ không muốn đổ tường 10m một phát một. Vậy là để vẽ phương án thi công, họ phải dùng các công cụ khác để cắt tường ra làm 2 hay 3 đoạn hoặc là vẽ lại cái tường mới với kích thước phù hợp.


Tóm lại, nếu mô hình của bạn ngay từ đầu thể hiện được chủ ý của kỹ sư (thi công theo 2 hay 3 đợt) thì sẽ tránh được một khoảng thời gian lãng phí mà các bên lại tôn trọng và có cảm tình hơn với nhau.


2.Mô hình của các công trinh xung quanh và địa hình (topography)

3.Các công trình tạm và máy móc trên công trình

4.Giàn giáo và các phương tiện thi công

5.Tiến độ của công trình (Microsoft Project, Primavera, Asta Power Projects …)


Mình chỉ giới thiệu sơ sơ các bước tiến hành để minh họa 4D là gì:

1.Nhập một hoặc nhiều file mô hình (ví dụ mô hình Revit dưới đây vào Synchro, hình 1 dưới đây)

2.Nhập file tiến độ, rã công trình ra làm nhiểu phần (WBS = Work Breakdown Structure), ví dụ file Primavera

3.Liên kết mô hình với tiến độ là có 4D, ví dụ trong Synchro. Ở bước này các bạn thấy rõ tại sao lại phải làm mô hình có chủ ý (intend model) như ví dụ ở trên. Bởi vì thường một cấu kiện ID gắn với một tiến độ, nên nếu cấu kiện của bạn gắn với 3 dòng tiến độ là cái 4D của bạn sẽ không chính xác nữa.

Bên cạnh việc làm tiến độ và video, 4D còn cho các bạn làm các việc khác cụ thể hơn trên công trường như:

•Phân đoạn thi công: thứ tự thi công các cấu kiện, kích thước, khối lượng…

Các bản vẽ thi công như hệ thanh chống, các giải pháp an toàn công trình, phương pháp thi công




BIM 4D - BIM & THI CÔNG


BIM 4D phục vụ thi công đang là điều mà nhiều đơn vị Thi công, Tư vấn Thiết kế mong muốn làm được. Tuy vậy, BIM 4D vẫn còn chứa nhiều vấn đề khó khăn dẫn đến chỉ có 1 số ít đơn vị có khả năng thực hiện. Bạn có biết đơn vị nào ở Việt Nam có năng lực BIM 4D? Lí do gì khiến BIM 4D đang khó như vậy?




Thiết kế và xây dựng ảo (VDC) đang thay đổi cách các dự án được xây dựng. Khóa học này dạy phần mềm công nghiệp hàng đầu, Synchro, để giúp bạn triển khai hướng mới này trong các dự án kiến ​​trúc và kỹ thuật của mình — cải thiện chất lượng, an toàn và năng suất trong khi giảm chi phí.


Brian Myers tập trung vào các tính năng chính của Synchro để quản lý dự án, hoạt hình và trình bày. Tìm hiểu cách nhập lịch biểu và dữ liệu mô hình, lên lịch công việc và trực quan hóa chúng với biểu đồ Gantt, theo dõi tiến độ và thậm chí tạo hoạt ảnh dựa trên nhiệm vụ. Brian cũng cho biết cách xuất công việc của bạn sang các tệp giấy, PDF và hình ảnh và video. Bắt đầu xem để tìm hiểu cách Synchro hợp nhất quá trình BIM và lập lịch để có cái nhìn sâu sắc hơn và kiểm soát ở mọi giai đoạn xây dựng. Các chủ đề bao gồm:

  • Hiểu giao diện và điều hướng của Synchro

  • Nhập mô hình và lịch biểu 3D

  • Tạo công việc

  • Lập biểu với biểu đồ Gantt

  • Lập lịch dựa trên mô hình

  • Xem xét đường cơ sở so với tiến độ thực tế

  • Tạo đối tượng 3D

  • Sửa đổi và đồng bộ hóa các đối tượng 3D

  • Đối tượng chia nhỏ

  • Xuất bản trình bày

  • In và xuất tệp PDF, FBX, AVI và hình ảnh 3D

Khóa học SYNCHRO miễn phí

Phần mềm Synchro 4D là gì?


Khi áp dụng mức độ BIM 4D, công cụ máy tính được ví như một công trường ảo, nơi mà các mối quan hệ giữa trình tự thi công, mức độ an toàn và các vấn đề đặc thù khác sẽ được xem xét và đánh giá liên tục trước và trong suốt thời gian triển khai dự án.

Synchro 4D có chức năng liên kết giữa các tài nguyên (nhân lực, vật liệu, trang thiết bị và không gian) với bảng tiến độ, tạo sự thay đổi và so sánh với các tiến độ cơ sở một cách dễ dàng. Sự giao tiếp càng trở nên rõ ràng, bởi người dùng có thể nhìn thấy từng bước trong cả quá trình xây dựng. Và kết quả là một quy trình phân phối dự án hiệu quả, đáng tin cậy và an toàn giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc.


Synchro 4D tích hợp với Oracle Primavera và phần mềm lập tiến độ khác như Microsoft Project, Safran Project, Asta PowerProject, PMA NetPoint và đặc biệt nó cũng có thể được sử dụng như một công cụ lập tiến độ độc lập.

Đối tượng sử dụng phần mềm Synchro 4D gồm: nhà thầu, nhà thầu phụ, đơn vị tư vấn, cung ứng, chủ đầu tư cho các công trình xây dựng tòa nhà, cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu, cơ sở y tế, công nghiệp, dầu khí, điện, năng lượng, khai thác mỏ.

Ngoài Synchro 4D, còn rất nhiều phần mềm có thể thực hiện mức độ BIM 4D như: Navisworks, Navigator, ITwo, Vico Control. Tuy nhiên chúng cũng có những tính năng nhằm thực hiện các mục đích khác nhau, bạn đọc có thể xem thêm bài viết “So sánh 5 phần mềm BIM 4D cực khủng” để nắm rõ hơn.

So sánh 5 phần mềm BIM 4D cực khủng

Mô hình BIM 4D là thế hệ tiếp theo của quá trình quản lý dự án bao gồm lập kế hoạch dự án, lên kế hoạch và phân tích dữ liệu. 4D cho phép người dùng có khả năng hình dung dự án và phân tích dữ liệu không gian động trên máy tính của bạn trước khi tiến hành xây dựng, do đó nó có tính hấp dẫn và hiệu quả cao.

Nhưng câu hỏi ở đây “Chúng ta nên lựa chọn phần mềm 4D BIM nào?” Câu hỏi này đang gặp khó khăn trong các cuộc thảo luận BIM và câu trả lời thực sự rất khó, đặc biệt là đối với các công ty AEC mới sử dụng công nghệ BIM.


Vì vậy, tôi đã sưu tầm viết bài này dựa trên nhiều đánh giá của chuyên gia BIM để trả lời câu hỏi đó và đưa ra so sánh giữa phần mềm BIM 4D mô phỏng phổ biến nhất trên thị trường: Navisworks – Sychro – Bentley Navigator – ITwo – Vico Control, dựa trên các tiêu chí sau (tổng 5 điểm):



TÍNH NĂNG CỦA 5 PHẦN MỀM BIM 4D

Navisworks

  • Kiểm soát va chạm dựa trên điểm/cạnh.

  • Xuất báo cáo xung đột

  • Xuất & nhập XML

  • Mô phỏng 4D

  • Tiến độ được liên kết với các phần mềm quản lý dự án khác

  • Thiết lập tiến độ theo kế hoạch và thực tế để quan sát

  • Đánh giá sai lệch từ tiến độ dự án

  • Tạo các trình diễn dự án

  • Khả năng diễn họa

Synchro

  • Linh hoạt trong các việc phân tích so sánh

  • Quản lý nguồn lực

  • Phân tích hiệu quả thực tế so với kế hoạch đưa ra

  • Theo dõi tiến độ

  • Tùy chọn lại tiến độ

  • Phân tích và lên kế hoạch các hạng mục quan trọng

  • Đồng bộ với MS Project và Primavera

  • Khả năng cập nhật mô hình

  • Đánh dấu lỗi, ghi chú

  • Công cụ Email

  • Báo cáo phân tích giá trị

  • Báo cáo sử dụng các thao tác và nguồn lực

Navigator

  • Đánh giá thiết kế và thao tác

  • Mô phỏng tiến độ

  • Kiểm soát xung đột

  • Xuất báo cáo

  • Khả năng tương thích: IFC, DGN, DWG, DXF, SKP, PDF, IGES, STEP,…

  • Theo dõi lịch sử

  • Kho cơ sở dữ liệu

ITwo

  • Nền tảng hỗ trợ 5D hiệu quả

  • Kết hợp mô hình từ nhiều nguồn

  • Quy trình tích hợp tiến độ

  • Tích hợp về chi phí

  • Đối chiếu với chi phí trong thời gian thực

  • Cộng tác với các bên liên quan của dự án

Vico

  • Nhập tiến độ theo định dạng Gantt hoặc tuyến tính

  • Cấu trúc phân rã theo vị trí

  • Khả năng tạo tiến độ dựa trên chi phí

  • Quản lý dòng tiền

  • Mô phỏng, đánh giá rủi ro dựa trên Monte Carlo

  • Giúp kiểm tra năng lực (giai đoạn đấu thầu)

  • Tích hợp với MS Project và Primavera

Kết luận

  • Synchro: là công cụ mạnh mẽ nhất trên thị trường dành cho mô phỏng 4D và phân tích tiến độ với khả năng diễn họa tốt, khả năng phát hiện va chạm trực quan.

  • Navisworks: là công cụ hiệu quả về thống kê khối lượng và kiểm soát va chạm, khả năng diễn họa tốt.

  • Vico: được áp dụng cho các dự án có nhiều các hoạt động lặp lại.

  • Navigator: mạnh về thống kê khối lượng và kiểm soát va chạm, tuy nhiên phần mô phỏng 4D còn kém.

  • ITwo: mạnh về khả năng thực hiện BIM 5D, báo cáo xung đột tốt, tuy nhiên phần mô phỏng 4D còn chưa hiệu quả.

Tóm gọn về khả năng mô phỏng BIM 4D, ta xếp hạng lần lượt là:


BIM 3D, 4D, 5D, 6D & 7D

BIM – Cơ sở dữ liệu sử dụng thống nhất trong toàn vòng đời công trình

Trong các giai đoạn từ thiết kế, xây dựng cho đến vận hành và bảo trì công trình, thông tin luôn được trao đổi giữa các bên liên quan và được cập nhật vào một cơ sở chung duy nhất được sử dụng xuyên suốt.

Điều tiến bộ của BIM so với các công nghệ cũ là thay vì sử dụng các thiết kế 2D, BIM sử dụng công nghệ 3D (dài, rộng, cao). Từ phối cảnh 3 chiều (3D) của công trình và thêm các yếu tố tích hợp khác tạo ra các phiên bản BIM 4D, 5D, 6D, 7D…trong đó:

  • 4D BIM: là mô hình 3D của công trình được tích hợp thêm các yếu tố về thời gian – tiến độ. 4D BIM cho phép người sử dụng lập tiến độ, kế hoạch thi công và kế hoạch cung ứng các nguồn lực cho việc thi công công trình.

  • 5D BIM: là mô hình 4D BIM tích hợp thêm các yếu tố về hao phí – chi phí. 5D BIM được sử dụng để lập dự toán, kiểm soát chi phí và xây dựng kế hoạch vốn cho công trình.

  • 6D BIM: là bước phát triển tiếp theo của 5D BIM có tích hợp các thông số về năng lượng trong và ngoài công trình. 6D BIM thường được các kiến trúc sư sử dụng để tính toán các chỉ số năng lượng, từ đó đưa ra được thiết kế tối ưu về năng lượng cho công trình.

  • 7D BIM: là mô hình được tích hợp các thông tin về các hệ thống thiết bị trong công trình với mức độ chi tiết cao và được sử dụng trong việc quản trị thiết bị và bảo dưỡng hệ thống, bảo dưỡng thiết bị công trình trong quá trình vận hành sử dụng.

  • Bài viết mang tính chất tóm tắt sơ lược giúp bạn đọc sẽ phần nào hiểu được những khái niệm, từ ngữ quen thuộc trong công nghệ BIM. Nó không chỉ đưa ra những hướng tiếp cận BIM cho đơn vị, mà còn là cái đích để nhiều công ty tại Việt Nam cần đạt được.



2.023 lượt xem0 bình luận
bottom of page